Ngày 6 Tháng 12
Thánh Giuse NGUYỄN DUY KHANG
Thầy giảng ḍng ba Đaminh
(1832 - 1861)


Một Môn Sinh Trung Thành

Thánh Giuse Nguyễn duy Khang được các tín hữu Việt Nam tôn kính trong số bốn thánh tử đạo Hải Dương. Tuy thánh nhân tử đạo sau hơn một tháng, nhưng vẫn được chung vinh dự với linh mục Almate B́nh, hai giám mục Valentino Vinh và Hermosilla Liêm, v́ đă cùng chung lao khổ với ba vị huynh trưởng đó trong ḍng Đaminh.

Là người trợ tá của Giám mục Hermosilla Liêm thầy Giuse Khang đă theo sát người cha chung của địa phận Đông Đàng Ngoài trong những ngày lưu lạc. Rồi khi quân lính vây bắt Đức cha, th́ với nhiệt tâm của Thánh Phêrô tông đồ xưa trong vườn cây dầu, thầy định dùng vơ lực để chống cự. Nhưng sau cùng, thầy đă nghe lời của vị mà ḿnh muốn bảo vệ. Thầy chấp nhận bị bắt để làm chứng cho điều cao thượng hơn: Làm chứng cho t́nh thương, cho ḷng nhân ái thứ tha của Tin mừng.

Một Tu Sĩ Đạo Đức

Giuse Nguyễn duy Khang chào đời năm 1832, tại Cao Mại, xă Trà Vi, huyện Vũ Tiên, phủ Kiên Xương, tỉnh Thái B́nh. Cha mẹ cậu là những giáo hữu đạo đức, hướng dẫn các con vào đời sống đạo ngay từ nhỏ. Nhưng cha cậu sớm qua đời, cậu được mẹ săn sóc tận t́nh. Bà lo liệu cho cậu được học hành, gợi cho cậu ư muốn hiến dâng đời ḿnh cho Thiên Chúa và gởi cậu vào nhà Đức Chúa Trời giúp việc cho cha Matthêô Năng ḍng Đaminh.

Sau mười năm sống với vị linh mục lăo thành thánh thiện này, cậu Giuse Khang được cha gởi vào chủng viện Kẻ Mốt để học tiếng Latinh, chuẩn bị cho sứ vụ linh mục tương lai. Giai đoạn này thầy Giuse Khang xin gia nhập ḍng ba Đaminh, và được anh em tín nhiệm vào làm trưởng tràng điều hành mọi công việc trong nhà như lao động, nấu ăn, liên lạc với các bề trên. Mặc dù bận rộn, thầy Khang vẫn nêu gương sáng cho anh em trong việc học hành và kỷ luật. Những ai đă tiếp xúc với thầy đều nói thầy đạo đức, có tính cương trực, nhưng lại luôn luôn ḥa nhă với hết thảy mọi người.

Khi đó Đức cha Hermosilla Liêm cũng ở Kẻ Mốt, đă tín nhiệm thầy cách đặc biệt, và chọn thầy làm người phụ tá riêng. Thầy Khang vui vẻ phục vụ Đức cha cách tận t́nh: từ việc dọn bàn thờ, sắp xếp các hồ sơ, sao chép các thư luân lưu, cho đến những công tác cơm nước, liên lạc. Có lần thầy c̣n đào hang trú ẩn cho hai cha con nữa.

Mẫu Gương Can Đảm

Giáo hội Việt Nam lúc này đang trong t́nh trạng bị bách hại khốc liệt dưới thời vua Tự Đức. Để tiêu diệt hết đạo Gia-tô trong cả nước, nhà vua ban chiếu chỉ Phân sáp ngày 5.8.1861. Theo chiếu chỉ đó, mọi tín hữu Gia-tô già trẻ lớn nhỏ, nam nữ đều bị phân tán vào các làng ngoại giáo. Các tín hữu bị khắc tự trên má, gia đ́nh bị phân chia, vợ một nơi, chồng một nẻo, con cái mỗi đứa mỗi miền. Các thánh đường, nhà chung, tài sản của giáo hữu bị tịch thu, bị chia chác hay phá hủy.

Trong bối cảnh đó, ngày 18.9, Đức cha Hermosilla Liêm vô cùng đau đớn khi phải quyết định giải tán chủng viện Kẻ Mốt. Linh mục Khoa, đại diện ngài nói với các chủng sinh: “Anh em khỏi chào Đức cha, kẻo ngài không cầm nổi nước mắt”. Riêng thầy Khang nhất quyết xin và được chọn để đi theo Đức cha cho tới cùng. Khi giă từ các bạn, thầy nói nửa đùa nửa thật: “Tôi nhất định theo Đức cha, các quan có bắt ngài, ắt sẽ chẳng tha tôi. Đức cha chết v́ đạo, tôi cũng chết theo, mất đầu c̣n chân sợ ǵ”. Từ đêm đó, hai cha con bắt đầu sống lưu lạc. Tương lai tuy mờ mịt, nhưng thầy Khang vẫn vui tươi nhờ ḷng tin tưởng phó thác và tâm t́nh hiến dâng mạng sống nếu Chúa muốn.

Ba tuần lễ đầu, thầy Khang cùng với Đức cha sống trong hang trú ẩn ở Thọ Ninh. Nhưng quan quân đă phát hiện nơi ẩn đó, nên hai cha con phải bỏ đất liền, xuống ở một thuyền đánh cá. Thầy Khang chèo thuyền qua thị xă Hải Dương đến tá túc trên thuyền của một giáo hữu tên Bính. Chính nơi đây đă thành “ṭa giám mục” lưu động của vị chủ chăn. Được vài ngày, hai vị t́nh cờ gặp Đức cha Valentinô Vinh và linh mục Almato B́nh đi thuyền từ Kẻ Nê xuống. Thật là cuộc gặp gỡ vô cùng cảm động và vui mừng của bốn thánh tử đạo Hải Dương. Các vị tạ ơn Chúa v́ cơ may đặc biệt này, trao đổi tin tức và cùng nhau cầu nguyện cho Giáo hội. Đến sáng, các vị chia tay mỗi thuyền đi một ngả.

Một hôm gia đ́nh trưởng Bính xảy ra cuộc căi lộn. Người con trai tức giận với cha mẹ nên đi tố cáo ông bà chứa chấp đạo trưởng. Thế là đội Bằng liền đem gia nhân đến bắt Đức cha. Thấy họ tới nơi, thầy Khang liền nhổ cây sào chống thuyền và chạy đến đứng chắn trước mặt họ như muốn ngầm bảo: phải bước qua xác tôi, rồi muốn bắt ai th́ bắt.

Nhưng Đức cha khả kính và nhân ái đă đến nắm lấy vai thầy, ngài nói: “Đừng làm ǵ hại họ, hăy phó mặc cho ư Chúa”. Thầy Khang ngỡ ngàng quay lại nh́n người cha già và chợt hiểu ư ngài, thầy chỉ nói được một lời: “Thưa vâng”, rồi bỏ sào tre xuống đưa tay cho lính trói. Lính giải hai vị vào thành Hải Dương và giam mỗi vị một nơi.

Vị Tử Đạo Hải Dương

Một tháng rưỡi trong tù, thầy Khang được sống chung với một số giáo hữu. Thầy liền tổ chức cho cả pḥng giam đọc kinh chung mỗi ngày ba lần, và mỗi tối làm việc thống hối đền tội để chuẩn bị đón nhận phúc tử đạo. Trong thời gian này, thầy bị đưa ra ṭa tra tấn ba lần, bị đánh đ̣n khắp hai bên mông. Lần nào thầy cũng can đảm chịu đựng, không hề tiết lộ bất cứ chi tiết nào về hàng giáo sĩ, các giáo hữu trong ngục đều nấu nước rửa và xoa bóp cho thầy dịu bớt cơn đau.

Đặc biệt ở trong tù, thầy Khang vẫn tiếp tục viết thơ cho các bạn học đang lưu lạc ở làng Hảo Hội. Một lá thơ thầy viết:

“Các quan mới tra tấn tôi một kỳ để hỏi đức cha đă ở những đâu, song tôi chẳng trả lời, trái lại vui ḷng chịu đ̣n. Xin anh em cầu nguyện cho tôi”.

Trong lá thơ khác thầy viết:

“Anh em gởi cho tôi một cái quần, v́ quần tôi cũ, phải đ̣n nhiều đă rách nát. Cũng xin gởi cho tôi một cái chăn để khi tôi chết, có cái mà liệm xác đem chôn”.

Ngày 6.13.1861, thầy Giuse Khang được nghe bản án trảm quyết ở kinh đô gởi ra, thầy vui vẻ theo lính ra pháp trường Hàm Mẫu, nơi đă thấm máu người cha kính yêu của thầy ngày 1.11. trước đó. Sau khi bị chém đầu, dân chúng địa phương an táng thi thể thầy ở ngoài ruộng.

Năm 1867, theo lệnh của Đức cha Hy, thầy cai Hinh, anh ruột của vị tử đạo đă dời hài cốt em của ḿnh về nhà nguyện Kẻ Mốt. Ngày nay thủ cấp của thánh nhân được lưu giữ tại đền thờ Hải Dương, c̣n hài cốt th́ vẫn để ở Kẻ Mốt.

Ngày 20.5.1906, Đức Thánh Cha Piô X suy tôn thầy Giuse Nguyễn duy Khang lên bậc Chân Phước.